Cúng Tết Đoan Ngọ không thể thiếu những lễ vật này

0
1675

Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày tết truyền thống quan trọng của người Việt Nam. Đặc biệt nhất là ở vùng nông thôn, nơi gắn với mùa màng, thì Tết Đoan Ngọ còn quan trọng hơn gấp bội phần. Thế nên việc chọn các lễ vật cúng ngày Tết Đoan Ngọ càng được nhiều người quan tâm hơn bao giờ hết

Sao cần phải quan tâm đến việc chọn Lễ vật cúng ngày Tết Đoan Ngọ?

Đôi nét về ngày Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ được mọi người biết đến với cái tên khác là “ngày giết sâu bọ”, xảy ra vào ngày mùng 5/5 âm lịch hằng năm. Ngày 5/5 gọi là Đoan Ngọ sở dĩ được ghép từ hai từ “Đoan” và “Ngọ”. Chữ “Đoan” có nghĩa là chính, là thẳng và cũng có nghĩ là mở đầu. Còn tháng 5 âm lịch, theo lối tính 12 chi là tháng “Ngọ”.

Lễ vật cúng ngày Tết Đoan Ngọ không thể thiếu
Lễ vật cúng ngày Tết Đoan Ngọ không thể thiếu

Đồ cúng ngày Tết Đoan Ngọ cũng không quá cầu kỳ

Theo chiêm tinh học thì trên bầu trời mỗi khi đến tháng 5 thì sao Bắc đẩu quay về Ngọ. Vì thế mọi người còn gọi tháng 5 là “ngọ nguyệt.” Về phương diện thời tiết, thời tiết vào dịp mùng 5/5 rất nóng. Thế nên ngày này thuộc tiết Đại Thử (thời tiết rất nóng) thường sinh ra một số bệnh liên quan đến sức nóng của vũ trụ.

Xem thêm bài viết hay:  Mâm cúng tết Đoan Ngọ Năm Tân Sửu 2021 gồm những gì?

Xem thêm: chuẩn bị lễ vật thờ cúng tổ tiên

Ngày Tết Đoan Ngọ ở những nơi trên thế giới

Không chỉ ở Việt Nam mà còn rất nhiều quốc gia quan tâm đến ngày này. Trung Hoa và Việt Nam là hai quốc gia Châu Á đặc biệt quan tâm đến ngày Tết Đoan Ngọ. Đây là thời điểm khí hậu rất nóng trong năm và cũng là dịp côn trùng và sâu bọ nở ra nhiều vô số kể

Thế nên nông dân cần phải tìm cách trừ diệt để bảo vệ cho sự canh tác, trồng trọt. Có lẽ vì thế mà sự kiện này người ta còn xem là “ngày giết sâu bọ“. Nhưng ở một số nơi cũng có các quan niệm khác nhau, Một số cho rằng: Tết Đoan ngọ là lễ tết lớn được tiến hành ngay chính giờ Ngọ giữa trưa ngày và vào mùng 5/5 âm lịch hàng năm.

Lễ vật cúng ngày 5 tháng 5
Lễ vật cúng ngày 5 tháng 5

Tùy ở các vùng miền khác nhau sẽ có các món cúng khác nhau

Chuẩn bị mâm lễ vật cúng ngày Tết Đoan Ngọ

Ngày Tết Đoan Ngọ thường đến vào sau vụ mùa. Chính vì thế mà trên mâm lễ vật cúng ngày Tết Đoan Ngọ cũng khá phong phú với nhiều loại thực phẩm và nông sản khác nhau.

Lễ vật cúng ngày Tết Đoan Ngọ thường có những món sau:

  • Nước.
  • Rượu nếp.
  • Một số loại hoa quả như mận, vải, chuối, dưa hấu,…
  • Xôi, chè
  • Bánh ú tro
  • Hương, hoa, vàng mã.
Xem thêm bài viết hay:  Cúng về nhà mới cần những gì

Tuy nhiên cũng tùy vào mỗi vùng miền mà lễ vật cúng ngày Tết Đoan Ngọ cũng sẽ có sự khác biệt nhất định. Nếu như miền Bắc có bánh gio trong mâm cúng, thì người miền Nam lại có bánh ú, người miền Trung có thịt vịt. Nhưng hãy lưu ý rằng cơm rượu nếp và các loại quả là những lễ vật không thể thiếu trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ.

Lễ vật cúng ngày Tết Đoan Ngọ xưa và nay

Vào những ngày chúng ta còn bé có lẽ ít quan tâm đến ngày lễ này và chỉ nghe qua lời nói của người lớn. Nếu ở trong các gia đình ở nông thôn thì ngày lễ này sẽ diễn ra “linh đình” hơn, được mọi người người náo nức đón chờ hơn bao giờ hết.

Bánh ú tro không thể thiếu trong Tết Đoan Ngọ
Bánh ú tro không thể thiếu trong Tết Đoan Ngọ

Mỗi nhà tự mua gạo về làm rượu, nếp để làm xôi. Và những nồi cơm rượu thơm phức cũng từ đó mà được ra đời. Tất cả thật đơn sơ và giản dị. Nhưng đến ngày nay, kinh tế phát triển hơn, đời sống của dân ta tốt hơn xưa.Vì thế ta ít khi thấy được những hình ảnh này.

Các gia đình ngày nay đều không tự làm lấy rượu nếp. Đợi đến ngày 5-5 thì chỉ cần chạy ra chợ hoặc siêu thị mua. Do đó càng về sau này càng nhiều người dân thành phố không biết làm rượu nếp. Và cả cái sự háo hức của trẻ con thành phố đối với ngày này có lẽ cũng nhạt dần

Xem thêm bài viết hay:  Hướng Dẫn Cúng Xe Mới Mua

Bạn cần đặt mâm cúng tết đoan ngọ trọn gói thì hãy liên hệ thánh cúng nhé

 

5/5 - (4 bình chọn)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây