Lễ Vật & Hướng Dẫn Cách Cúng Động Thổ Xây Dựng

0
1660

Cúng động thổ gồm những gì?

Lễ cúng thổ công hay còn gọi là cúng động thổ luôn được đánh giá là nghi thức quan trọng khi tiến hành đào móng, xây nhà hay bất kỳ công trình nào khác. Đây là nghi lễ được lưu truyền từ xa xưa và giữ cho đến ngày nay như một nét đẹp trong văn hoá của người Việt. Vậy lễ cúng thổ công gồm những gì, ý nghĩ như thế nào và nên lưu ý ra sao…tất cả sẽ được Thánh Cúng giải mã trong bài viết dưới đây.

Cúng động thổ cần chuẩn bị lễ vật đầy đủ
Cúng động thổ cần chuẩn bị lễ vật đầy đủ

Ý nghĩa của lễ cúng động thổ nhà

“Đất có thổ công, sông có hà bá” mang một ý nghĩa lớn và cho thấy rằng bất kỳ ở đâu cũng có các thần linh cai quản. Vì thế mọi hoạt động trên đất đai đó cần có được sự cho phép của thần linh.

Chính bởi vậy lễ cúng động thổ nhà như một cách để xin phép các vị thần phù trợ và giúp đỡ cho mọi việc thuận lợi trong suốt quá trình xây dựng. Đây cũng là hành động thể hiện sự tôn kính và tôn trọng dành cho thần linh nên không được qua loa hay chuẩn bị cho có.

Xem thêm bài viết hay:  Lễ vật cúng động thổ

Lễ động thổ xây nhà cần những gì?

Dù là công trình lớn hay nhỏ thì lễ cúng động thổ vẫn phải được thực hiện một các chu đáo và đầy đủ nhất. Việc chuẩn bị mâm cúng động thổ đúng quy chuẩn cũng khá đơn giản:

  • Gà luộc: 01 con.
  • Bộ tam sên: 01 bộ gồm có 01 miếng thịt luộc + 01 con tôm luộc + 01 quả trứng vịt luộc.
  • Xôi, muối: mỗi thứ một dĩa nhỏ.
  • Gạo, nước: mỗi thứ một tô.
  • Mâm ngũ quả.
  • Rượu trắng, thuốc lá, chè khô.
  • Giấy tờ vàng mã phù hợp.
  • Những thứ khác cần có.

Để chuẩn bị đầy đủ hơn mọi người nên liên hệ với thầy cúng hoặc những ai có kinh nghiệm để được tư vấn.

Cúng động thổ là lễ cúng quan trọng trước khi khởi công
Cúng động thổ là lễ cúng quan trọng trước khi khởi công

Thủ tục cúng lễ động thổ làm nhà, sắm lễ cúng động thổ

Khi đã chuẩn bị đầy đủ bộ mâm lễ cúng động thổ, gia chủ hoặc chủ công trình cần thành tâm và thực hiện các thủ tục cúng theo trình tự sau sẽ giúp mọi việc trở nên thật đơn giản:

  • Lựa chọn khoảng đất trống sạch sẽ, cao ráo để bày biện lễ vật ra gọn gàng, lịch sự.
  • Đốt hai cây đèn và thắp nhang. Lưu ý nếu người thắp là nam thì đốt 7 cây, nữ thì thắp 9 cây.
  • Sau đó cắm 3 cây nhang trên mâm cúng, cắm 3 cây dưới đất.
  • Gia chủ thắp đèn nhang vái bốn phương, tám hướng và cuối cùng là khấn trước mâm lễ. Lưu ý gia chủ phải ăn mặc trang phục chỉnh tề
  • Trang phục của chủ nhà chỉnh tề thắp đèn nhang vái bốn phương, tám hướng rồi quay vào mâm lễ rồi khấn.
  • Bước quan trọng tiếp theo chính là đọc văn khấn để xin phép thổ công được xây cất trên mảnh đất đó.
  • Chú ý sau khi cúng xong gia chủ cần hoá tiền vàng, hàng mã và rải muối gạo và khai những nhát cuốc đầu tiên lên mảnh đất đó để trình với thần Thổ Địa xin được động thổ. Ngay sau đó là đến phần của thợ đào móng và đã có thể thi công.
  • Lưu ý cất giữ kỹ 3 hũ muối – gạo – nước để sau này khi nhập trạch thì đem để nơi bếp, nơi thờ cúng Táo Quân.
  • Hoa trong lễ cúng thì cắm lại nơi công trình tuyệt đối không được mang về nhà.
  • Với những công trình nhiều tầng thì thông thường sẽ cúng mỗi lần khi lên tầng mới.

 Xem thêm: Văn Khấn Động Thổ

Lễ vật cúng động thổ không cần quá cầu kỳ nhưng phải đủ
Lễ vật cúng động thổ không cần quá cầu kỳ nhưng phải đủ

Kết luận

Lễ cúng thổ công là nghi thức quan trọng cần thực hiện nếu gia chủ muốn thực hiện xây dựng hay thi công một công trình mới nào đó. Mọi việc không quá khó chỉ cần bạn lưu ý những điều cơ bản mà Thánh Cúng đã gửi đến chi tiết trong bài viết này.

Xem thêm bài viết hay:  Lễ vật cúng động thổ

Mọi chi tiết thắc mắc và đặt mâm cúng động thổ hãy liên hệ thanhcung.com qua hotline 0901.30.56.68  để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất và hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá post

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây