Tam sên là gì? Bộ tam sên gồm những lễ vật gì?

0
1060

Bộ tam sên gồm những gì

Bộ tam sên gồm các lễ vật như sau:

  • 1 miếng thịt ba chỉ luộc tượng trưng cho Thổ.
  • 1 hoặc 3 quả trứng luộc (có thể chọn trứng gà hoặc trứng vịt) tượng trưng cho Thiên.
  • 3 con tôm luộc (hoặc có thể thay thế bằng 1 con cua luộc) tượng trưng cho Thủy

bộ tam sên

Bộ tam sên thường sử dụng trong lễ cúng nào?

Thông thường, bộ tam sên được sử dụng trong các nghi lễ thờ cúng như sau:

  • Bộ tam sên cúng vía Thần Tài, Ông Địa.
  • Bộ tam sên cúng khai trương.
  • Cúng động thổ, sửa nhà, nhập trạch, tạ đất đai…
  • Lễ cúng thôi nôi, đầy tháng cho các em bé.
  • Cúng tam tai, giải hạn…
  • Bộ tam sên cúng thôi nôi
  • Bộ tam sên cúng nhà mới
  • Bộ tam sên cúng mụ
  • Bộ tam sên cúng đầy tháng

BỘ TAM SÊN LÀ GÌ?

Bộ tam sên là gì?

Bộ tam sên là lễ vật có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quan niệm thờ cúng của người Việt. Theo đó, bộ tam sên bắt nguồn là Tam sinh. Trong đó, tam sinh sẽ bao gồm: Noãn sinh, Thai sinh và Thấp sinh.

Tam sên có ý nghĩa tượng trưng cho 3 loài vật: 1 loài sống trên không, một loại sống trên cạn và 1 loại sống dưới nước.

Xem thêm bài viết hay:  Chuẩn bị Lễ cúng 49 ngày cho người thân mới mất

Theo quan niệm và lời giải thích của các chuyên gia văn hóa, bộ tam sên chính là đại diện cho 3 loại vật tượng trưng cho ý nghĩa của Thổ – Thủy – Thiên trong tâm linh. Trong đó, miếng thịt heo (tượng trưng cho loài vật sống trên cạn) – Thổ; Con tôm hoặc cua (tượng trưng cho loài vật sống dưới nước) – Thủy và trứng gà hoặc trứng vịt (tượng trưng cho loài có lông vũ bay trên trời) – Thiên.

Ngoài ra, “bộ tam sên” trong Kinh Lăng Nghiêm còn thể hiện một ý nghĩa khác và Đức Phật chia chúng sinh thành 12 loài đó là:

  • Loài được sinh từ trứng (gọi là Noãn sinh)
  • Loài được sinh từ thai (gọi là Thai sinh)
  • Loài được sinh ở dưới đất do ẩm ướt như côn trùng (gọi là Thấp sinh)
  • Loài được sinh ra hình chất mới nhờ loại bỏ bản chất cũ như gạo hóa mọt, bông lúa hóa
  • sâu hay cỏ mục hóa đom đóm,… (gọi là Hóa sinh)
  • Loài có sắc (gọi là hình tướng).

Bộ tam sên có ăn được không?

Nhiều người thường có thắc mắc cúng tam sên có ăn được không? Theo các chuyên gia văn hóa, phong thủy, sau khi hoàn thành các lễ cúng, bạn hoàn toàn có thể thụ lộc nhé

Bộ tam sên hay bánh trái chia nhau trong nhà dùng không nên cho người ngoài ăn.

Mỗi mâm cúng đều có những lễ vật thiết yếu và những điều lưu ý cần tránh, cho nên sự chuẩn bị kỹ càng và chu đáo trong các mâm cúng rất quan trọng.

Xem thêm bài viết hay:  Giải đáp bà đẻ đi đổ thông dong nên mua gì?

 

Đánh giá post

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây