Đặt bát hương trước hay sau mâm ngũ quả?

0
1066

Đặt bát hương trước hay sau mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả và bát hương không thể thiếu trong mọi lễ cúng và phong tục của người Việt. Tuy nhiên vấn đề mà nhiều người thường hay thắc mắc đó là việc sắp xếp đặt bát hương trước hay sau mâm ngũ quả. Để hiểu hơn về vấn đề này Thánh Cúng đã nghiên cứu nhiều tài liệu và kinh nghiệm lâu nay sẽ trả lời giúp bạn câu hỏi này.

Đặt bát hương trước hay sau mâm ngũ quả
Đặt bát hương trước hay sau mâm ngũ quả

Đặt bát hương trước hay sau mâm ngũ quả?

  • Theo quan niệm dân gian thì trong mọi bàn thờ thì bát hương sẽ được đặt vị trí chính giữa để tượng trưng cho trung tâm và là vị trí hội tụ tinh tú. Ở hai bên sẽ bài trí đèn dầu hoặc nến tượng trưng cho mặt trời và mặt trăng.
  • Còn mâm ngũ quả thì sẽ được đặt ở vị trí trước bát hương theo hướng nhìn của người cúng bái.
  • Đôi khi cũng tuỳ theo kích thước của bát hương mà gia chủ có thể bày trí vị trí thích hợp nhất.

Tại sao nên đặt mâm ngũ quả trước bát hương?

Việc đặt mâm ngũ quả trước bát hương có ý nghĩa riêng của nó. Theo đó thì việc đặt mâm ngũ quả phía trước thể hiện lòng thành kính đối với ông bà tổ tiên, thể hiện việc ông bà tổ tiên luôn theo dõi bên cạnh và phù hộ độ trì cho con cháu luôn được khoẻ mạnh, may mắn trong cuộc sống và công việc.

Xem thêm bài viết hay:  Sinh con cùng tuổi bố có tốt không?

Người Việt quan niệm như thế nào về vai trò của mâm ngũ quả trong thờ cúng

Trong mọi tục lệ cúng và phong tục của người Việt thì mâm ngũ quả luôn đóng 1 vai trò quan trọng và đặc biệt là không thể thiếu. Chưng trái cây lên bàn thờ gia tiên đó là thể hiện lòng thành kính, thể hiện sự tôn trọng và lòng tưởng nhớ của con cháu dành cho ông bà, gia tiên. 

Mâm ngũ quả tượng trưng cho ngũ hành, thể hiện sự bền vững, mạnh mẽ và sự hoà hợp của âm dương. Và dâng lên bề trên với mong muốn những điều tốt đẹp, may mắn và sức khoẻ cho bản thân và mọi thành viên trong gia đình.

Đặt bát hương trước hay sau mâm ngũ quả? 1

So sánh cách bày mâm ngũ quả giữa miền Bắc và miền Nam

Tất nhiên, mâm ngũ quả ở mỗi miền khác nhau sẽ có những khác nhau điều này thể hiện qua những yếu tố trong mâm ngũ quả.

Miền Bắc: Mâm ngũ quả bày theo thuyết ngũ hành

Theo quan niệm văn hóa phương Đông, ngũ hành kim – mộc – thủy – hỏa – thổ là 5 yếu tố cấu thành nên vũ trụ. Mâm ngũ quả mang ý nghĩa vạn vật dung hòa cùng trời đất, do đó được phối theo 5 màu đại diện cho từng yếu tố: Kim – trắng, mộc – xanh, thủy – đen, hỏa – đỏ, thổ – vàng.

“Ngũ” còn thể hiện ước muốn của gia chủ là đạt được “ngũ phúc lâm môn”: Phúc (may mắn), quý (giàu có), thọ (sống lâu), khang (khỏe mạnh), ninh (bình an).

Xem thêm bài viết hay:  Cách bỏ bàn thờ Thần Tài

Miền Bắc, người ta thường bày các loại quả phổ biến là chuối, bưởi, đào, hồng, quýt, táo…

Nải chuối nằm ở dưới cùng để đỡ lấy các loại quả khác, ở giữa thường bưởi hoặc phật thủ vàng, xung quanh điểm xuyết xen kẽ các loại khác nhau.

Đặt bát hương trước hay sau mâm ngũ quả? 2

Miền Nam: Cầu vừa đủ xài

Người miền Nam bày mâm ngũ quả thường có mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài dựa theo mong ước “cầu vừa đủ xài” – mong cho năm mới đầy đủ, sung túc.

Cách bày mâm ngũ quả bắt đầu với những quả lớn như mãng cầu, đu đủ, dừa đặt trước để lấy thế. Tiếp đến, các quả nhỏ được bày lên trên, sắp xếp hợp lý để có hình dạng như ngọn tháp. Ngoài ra, có thể đặt cặp dưa hấu ở 2 bên sau khi đã hoàn thành mâm quả.

Dù có sự khác nhau trong mâm ngũ quả của 2 miền nhưng đây đều là phong tục đẹp mà chúng ta được thừa hưởng từ ngàn đời. Hy vọng sau bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về phong tục của người Việt và có câu trả lời chính xác cho thắc mắc đặt bát hương trước hay sau mâm ngũ quả.

 

Đánh giá post

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây