Mâm cơm cúng giỗ gồm những gì?
Mâm cơm cúng giỗ là bản sắc của người Việt, là nét đẹp truyền thống văn hoá được lưu truyền từ xa xưa. Chính vì thế những gia đình ngày nay đều lưu giữ và phát huy đậm nét truyền thống này. Vậy ý nghĩa của việc cúng giỗ là gì, ý nghĩa của mâm cơm cúng là gì…mọi thứ sẽ được Thánh Cúng giải thích cho bạn đầy đủ trong bài viết sau đây.
Mục lục bài viết
Ý nghĩa của việc cúng giỗ?
Cúng giỗ là một phần phong tục, thể hiện lòng thành kính, biết ơn và tưởng nhớ đến người đã khuất. Việc cúng giỗ diễn ra hàng năm và được giữ mãi. Các thành viên trong gia đình sẽ thắp hương, làm mâm cúng và ăn uống trong ngày giỗ này.
Đây cũng là dịp các thành viên trong gia đình quây quần bên mâm cơm và trò chuyện, nhắc về những kỷ niệm cũ cùng nhau.
Những ngày quan trọng cần nhớ khi cúng giỗ
Có những ngày giỗ quan trọng mà người thân cần lưu ý đó là:
- Giỗ đầu: Ngày giỗ đầu tiên đúng 1 năm sau ngày người chết. Trong ngày giỗ đầu thì gia đình, con cháu sẽ vận tang phục như ngày đưa ma và cũng có thể khóc như ngày đưa ma.
- Giỗ hết: Hay còn gọi là ngày Đại Tường, là ngày giỗ thứ hai sau 2 năm người đó chết. Trong ngày đại tường con cháu vẫn ăn vận tang phục xô gai để cúng và đáp lễ khách khứa tới lễ giỗ và lần vận xô gai này là lần cuối cùng.
- Giỗ thường:Hay còn gọi là Cát Kỵ được tính từ lần giỗ thứ 3 trở đi. Trong ngày này, con cháu được phép mặc đồ bình thường và không còn cảnh bi ai, sầu thảm nữa. Trong ngày này thường là gia đình tụ họp và không mời khách nữa.
Mâm cơm cúng giỗ cần những gì?
Tùy phong tục mỗi vùng khác nhau mà mâm cơm cúng giỗ cũng sẽ có những nét riêng ở các miền. Vậy mâm cơm cúng giỗ gồm những gì, chúng ta cùng đi vào chi tiết:
Mâm cơm cúng giỗ miền Nam:
- Món kho: thịt heo, cá lóc, kho nước dừa đúng chuẩn phong vị người miền Nam.
- Món luộc: thịt ba chỉ luộc thái mỏng.
- Món hầm: thịt heo hầm măng tre.
- Món xào: xào chua, xào mặn, xào rau cùng đổ lòng, hoặc các món xào với tôm. Tuy nhiên không bao giờ có thịt rừng trong những món xào trên mâm cúng ngày giỗ của người miền Nam.
Mâm cơm cúng giỗ miền Bắc:
- Cơm trắng, Xôi gấc ;
- Xôi vò, chè đường;
- 1 con cua và 1 quả trứng trưng chung trên 1 đĩa;
- Bánh dầy đậu;
- Chả quế;
- Thịt quay, Bê thui;
- Giò lụa, Giò thủ, Giò bì;
- Thịt kho tàu;
Những món ăn thường gặp trong mâm cơm cúng giỗ
Dù phong tục, văn hoá hai miền khác nhau khiến mâm cơm cúng giỗ cũng khác tuy nhiên có những món ăn mà bạn sẽ cảm thấy giống nhau ở cả 2 miền. Có thể điểm qua như món thịt, cơm và các loại giò.
Đây là những món ăn thông dụng và là truyền thống của người Việt xưa vì thế thường được áp dụng trong cả mâm cơm cúng cả 2 miền.
Gợi ý thực đơn làm mâm cơm cúng giỗ dễ làm
Với nhiều gia đình Việt thì chuẩn bị mâm cơm giỗ cúng khá khó khăn bởi có thể họ chưa quen với công việc này. Vậy mâm cơm cúng giỗ gồm những gì, đừng lo, Thánh Cúng sẽ gợi ý cho bạn những thực đơn sau đây:
Thực đơn đám giỗ miền Bắc số 1
- Bánh chưng
- Thịt gà luộc
- Canh bóng thả
- Canh chân giò
- Miến nấu lòng gà
- Nem rán
- Giò lụa
- Giò tai
- Nộm đu đủ
- Tim cật xào thập cẩm
- Chả quế
Thực đơn đám giỗ miền Bắc số 2
- Thịt gà luộc
- Rau củ xào thập cẩm
- Canh ngô non, su su và mọc
- Nem rán
- Sườn xào chua ngọt
- Khoai lang kén
- Giò lụa
- Xôi gấc nhân đỗ
Thực đơn đám giỗ miền Bắc số 3
- Thịt gà luộc
- Há cảo hấp
- Canh măng nấu chân giò
- Nem rán ăn kèm bún và rau sống
- Canh bí nấu mọc
- Cà ri bò
- Miến nấu lòng gà
- Giò tai
- Ngô bao tử xào
- Tráng miệng: chè đỗ đen, dưa lê.
Những kiêng kỵ khi làm mâm cơm cúng giỗ
Bất kể công việc gì liên quan đến thờ cúng thì cúng đều cần có những lưu ý để tránh phải những điều kiêng kỵ không đáng có. Và ngoài thắc mắc mâm cơm cúng giỗ gồm những gì
các gia đình còn quan tâm đến vấn đề khác đó là những kiêng kỵ khi làm mâm cơm cúng.
Những điều kiêng kỵ sẽ bao gồm:
- Nghiêm cấm việc nêm nếm thức ăn hay ăn thử vì các món ăn sẽ phải dâng lên bàn thờ cúng.
- Trong mâm cúng không để gỏi, các món hải sản, thức ăn tanh kẻo làm ô uế khu tâm linh.
- Không trưng hoa ly vì đây là biểu tượng của sự chia ly, buồn tủi.
- Những món ăn, mâm cúng phải sử dụng đồ đựng riêng, không sử dụng chung với chén đĩa ăn hàng ngày.
- Hạn chế sử dụng đồ ăn đặt mua bên ngoài lên mâm cúng, điều này thể hiện việc thiếu thành ý.
Bài văn khấn trong ngày cúng giỗ như thế nào ?
Văn khấn giỗ đầu cập nhật chuẩn nhất:
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Đức Đương Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương.
– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.
– Con kính lạy các ngài Thần Linh, Thổ Địa cai quản trong xứ này.
– Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Tiên nội ngoại họ…
Tín chủ (chúng) con là:… Tuổi…
Ngụ tại:…
Hôm nay là ngày… tháng… năm… (Âm lịch).
Chính ngày giỗ đầu của:…
Năm qua tháng lại, vừa ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tấc thành.
Thành khẩn kính mời:…
Mất ngày… tháng… năm… (Âm lịch).
Mộ phần táng tại:…
Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng.
Tín chủ con lại xin kính mời các cụ Tổ Tiên, nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Cô Di và toàn thể các Hương Linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.
Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
Văn khấn giỗ thường chuẩn nhất:
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Đức Đương Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương.
– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.
– Con kính lạy các ngài Thần Linh, Thổ Địa cai quản trong xứ này.
– Con kính lạy chư Gia Tiên Cao Tằng Tổ Tiên nội ngoại họ…
Tín chủ (chúng) con là:… Tuổi…
Ngụ tại:…
Hôm nay là ngày… tháng… năm… (Âm lịch).
Chính ngày giỗ của:…
Năm qua tháng lại, vừa ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tất thành.
Thành khẩn kính mời:…
Mất ngày tháng năm (Âm lịch):…
Mộ phần táng tại:…
Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng.
Tín chủ con lại xin kính mời các cụ Tổ Tiên, nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Cô Dì và toàn thể các Hương Linh Gia Tiên đồng lai hâm hưởng.
Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Mâm cơm cúng giỗ gồm những gì và những thắc mắc, kiến thức xoay quanh vấn đề này đã được Thánh Cúng giải mã chi tiết trong bài viết. Hy vọng nó sẽ giúp bạn hiểu hơn về nét đẹp truyền thống của người Việt!